Quy định về độ vươn ban công tại TPHCM
Căn cứ:
Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 04 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”
Quyết định số 135/2007/QĐ- UBND ngày 08 tháng 12 năm 2007 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về Kiến trúc nhà liên kết trong khi đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Quyết định số 45/2009/QĐ-UBND ngày 03 tháng 07 năm 2009, bổ sung một số điều của Quyết định số 135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của UBND thành phố quy định về kiến trúc nhà về kiến trúc nhà liên kết trong khu đô thị hiện hữu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Những quy định pháp lý về độ vươn ban công tại thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở để chủ nhà, kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu thiết kế ngôi nhà đảm bảo yếu tố kỹ thuật, công năng vừa đảm bảo thực hiện đúng pháp luật. Tránh hậu quả phải đập phá tiêu hao tiền bạc và công sức.
Nội dung dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào từng thời điểm và khu vực mà quy định được cập nhật và thay đổi khác nhau.
Độ vươn ban công, ô văng nhô ra trên không gian lộ giới phụ thuộc vào chiều rộng của lộ giới, tính cả bề rộng mặt đường, vỉa hè. Nếu ban công nhô ra khỏi mặt tiền nhưng vẫn nằm trong lộ giới thì không cần tuân thủ theo quy định này.
Chiều rộng lộ giới L (m) | Độ vươn tối đa (m) |
L < 6 | 0 |
6 ≤ L < 12 | 0,9 |
12 ≤ L < 20 | 1,2 |
L ≥ 20 | 1,4 |
Chiều cao tính từ vỉa hè hiện hữu ổn định lên tới mặt dưới của ban công, ô văng được quy định tối thiểu 3,5m.
Trong trường hợp ngõ hẻm có hệ thống đường dây điện đi nổi thì độ vươn ban công, ô văng có sự thay đổi. Cụ thể phải đảm bảo quy định hành lang an toàn. Cách đường dây điện tối thiểu 0,7m đối với day có vỏ bọc và tối thiểu 1,0m đối với dây trần. Căn cứ vào điều này để cấp phép xây dựng ô văng, ban công với các công trình nằm trong ngõ hẻm.
Xem thêm thông tin chi tiết tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét